Post Reply 
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH VIÊM XOANG
Author Message
maritza Offline
Moderator
*****

Posts: 41,887
Joined: Aug 2010
Post: #1
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH VIÊM XOANG

( lượm lặt )


Thưa các bạn.

Hiện nay có nhiều người bị bệnh viêm xoang. Triệu chứng của bệnh này gâyrất nhiều phiền phức trong học tập cũng như trong giao tiếp xã hội. Có nhiều người muốn biết nguyên do của bệnh này và cách trị liệu ra sao.


I. Xoang là gì? Chức năng của xoang


A. Xoang là gì?

Mặt và sọ gồm có nhiều khối xương tiếp với nhau. Nếu các khối xương này đều đặc, thì đầu rất nặng, gây khó khăn trong di chuyển. Để khối mặt sọ giảm sức nặng, tạo hóa đã tạo ra những lổ trống trong lòng các xương.
Những lổ trống này được gọi là xoang. Các xoang này lớn nhỏ tùy theo chỗ. Đặc biệt là các xoang đều có lổ thông vào mũi. Có tất cả 5 loại xoang, chia làm nhóm xoang trước và nhóm xoang sau :


1. Các xoang trước: xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước.


***a. Xoang hàm: có 2 xoang ở 2 bên má giống nhau, đổ ra phía trước mũi.

***b. Xoang trán: có 2 xoang dính liền nhau và không bắt buộc giống nhau, đổ ra phía trước mũi.

***c. Xoang sàng trước: gồm nhiều xoang li chi, chiếm đường giữa, kích
thước không giống nhau ở vùng giữa 2 mắt. Các xoang này cũng đổ ra phía
trước mũi.


2. Các xoang sau:

***a. Xoang sàng sau: gồm nhiều xoang chi li ở đường giữa, sát phía sau
xoang sàng trước, kích thước không giống nhau. Các xoang này đổ ra phía
sau mũi.

***b. Xoang bướm:gồm 2 xoang sát bên nhau chiếm đường giữa, sau xoang sàng
sau. Không bắt buộc 2 bên giống nhau. Xoang này đổ ra phía sau mũi.

Tất cả các lổ trống mà ta gọi là xoang đều bao bởi niêm mạc, và chứa toàn không khí. Xoang chỉ bình thường khi lổ thông vào mũi không bị nghẽn. Niêm mạc chứa nhiều lông chuyển giống như cây chổi, lùa dần chất dơ trong xoang ra tận hốc mũi, qua lổ thông mũi xoang.


B. Chức năng của xoang

Có hai chức năng rõ rệt:

1. Làm nhẹ đầu.

2. Thùng cộng hưởng: âm thanh phát ra dội vào các xoang và có âm thanh đặc biệt. Mỗi người đều có hệ thống xoang khác nhau về thể tích, do đó giọng nói cũng khác nhau.


II. Viêm xoang là gì?

A .Thế nào là viêm đa xoang?
Xoang là một hốc rỗng, trong đó có không khí và đường thông vào hốc mũi.
Nhờ thông thoáng này mà xoang không bị nhiễm trùng. Nếu đường thông vàomũi bị nghẽn, vi khuẩn sẽ gây tác hại trong xoang và gây viêm xoang. Cónhiều loại viêm xoang: viêm xoang dị ứng, dày niệm mạc xoang, trong xoang có mủ, trong xoang có pôlýp (dạng u nhú lành tính, có cuống), có unhầy. Trong xoang có mủ là bệnh viêm xoang thường gặp nhất.


B. Thế nào là viêm nhiều xoang?

1. Viêm 1 xoang: chỉ có một xoang bị viêm mà thôi, thường là xoang hàm. Bệnh này thường đi đôi với viêm răng.

2. Viêm nhiều xoang cùng một lúc: tất cả xoang đều bị viêm (dị ứng ban
đầu), có xoang bên mặt, có xoang bên trái cùng bị viêm (nguyên do dị ứng
ban đầu). Bệnh này thường gọi là viêm đa xoang. Chỉ có các xoang một
bên bị viêm mà thôi (có khối u, thường là pôlýp trong hốc mũi. Khối u
này chèn tất cả các lổ thông của bên đó, gây viêm toàn bộ một bên).



III. Tình hình viêm xoang tại Việt Nam như thế nào?

Xoang là liên hệ với mũi. Mũi là cửa tiếp xúc thường xuyên của con ngườivới bên ngoài. Nếu môi trường không tốt, mũi bị viêm, một thời gian sauxoang cũng bị viêm. Viêm mũi, viêm xoang là bệnh thường gặp của con người. Ở các phòng khám, tỉ lệ bệnh này chiếm khoảng 1/3. Người lớn dễ bị viêm xoang hơn trẻ em. Bệnh thường dây dưa, mạn tính, dễ tái phát cấp.


IV. Tại sao bị viêm xoang?

A. Môi trường xấu

Không khí ô nhiễm, bụi, khói bếp, thuốc lá, ao hồ dơ bẩn, hồ tắm không
vệ sinh. Môi trường này chứa nhiều vi khuẩn, vi khuẩn vào mũi gây viêm
mũi, và sau đó chuyển thành viêm xoang.

B. Dị ứng

Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biển, làm cho
niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lổ thông xoang. Xoang bị bít tắc là bị
nhiễm trùng.

C. Kém sức đề kháng

Cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn. Bệnh nhân bị viêm xoang kèm theo viêm các bộ phận khác.

D. Vệ sinh kém

Không năng rửa tay, rửa mặt, không vệ sinh cá nhân đầy đủ, vi khuẩn sẽ vào mũi, gây viêm mũi, sau đó viêm xoang.



V. Làm sao biết bị viêm xoang?

Viêm xoang có khi rất khó phát hiện, nhưng có khi lại rất dễ phát hiện.
Định bệnh viêm xoang dựa trên triệu chứng của bệnh, dựa trên Xquang và dựa trên kết quả xét nghiệm tìm vi khuẩn.


A. Triệu chứng

Có tất cả 5 triệu chứng chính:


1. Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:


***a. Xoang hàm: nhức vùng má.

***b. Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.

***c. Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.

***d. Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.


2. Chảy mũi:

***a. Viêm dị ứng: chảy mũi trong rất nhiều.

***b. Viêm do vi khuẩn: chảy mũi đục, có khi như mủ.

Viêm các xoang trước, chảy ra mũi trước.

Viêm các xoang sau, chảy vào họng.


3. Nghẹt mũi:

Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.


4. Ngứa mũi:

Dị ứng mũi xoang.


5. Điếc mũi:

Ngửi không biết mùi. Thưòng là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.

Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi.

Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.

Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rấthôi.


B. Xquang

Xquang cổ điển, rẻ tiền, dễ định bệnh trong trường hợp viêm nặng. Khó định bệnh trong trường hợp trung bình và nhẹ vì trong tư thế này có khá nhiều hình ảnh giả.

Xquang cắt lớp điện toán (CT) tốn kém nhưng rất chính xác từ ly một.


C. Tìm vi khuẩn

Lấy dịch trong xoang viêm (khó), tìm vi khuẩn kháng sinh đồ. Điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ.


VI. Biến chứng

A. Biến chứng gần: vi khuẩn lan chung quanh

- Viêm thị thần kinh

- Viêm họng, viêm amiđan.

- Viêm thanh quản, phế quản phế viêm.

- Rối loạn tiêu hóa.

B. Biến chứng xa: vi khuẩn theo đưòng máu, biến chứng rất nặng.

- Viêm màng não

- Nhiễm trùng huyết.


VII. Điều trị viêm xoang như thế nào?

Có nhiều phương pháp điều trị viêm xoang:

A. Nội khoa: kháng sinh, giảm đau, co mạch, chống dị ứng.

B. Thủ thuật: xông mũi xoang, kê kê, chọc rửa xoang.

C. Phẫu thuật:

***1. Phẫu thuật cổ điển: mổ nạo xoang bằng dao, khoan.

***2. Phẫu thuật nội soi: phẫu thuật nhìn thấy tận nơi.

Kết quả: khỏi, giảm triệu chứng, tái phát.

Cấp: dễ khỏi bệnh: Mạn: dễ tái phát


VIII. Sai lầm thường gặp trong điều trị viêm xoang là gì?

Việc sai lầm trong điều trị viêm xoang là điều trị không triệt để, đặc biệt là đối với những dạng xoang không rõ nét. Bệnh nhân cho là viêm mũido cảm cúm, điều trị qua loa với vài viên kháng sinh, giảm đau, chống dị ứng. Bệnh có chiếu hướng giảm, nhưng lại tái phát.

Nhiều bệnh nhân nghe theo lời các thầy chữa bệnh theo kinh nghiệm mà thổi thuốc vào hốc mũi để trị viêm xoang. Thuốc vào gây co mạch, bệnh nhân bớt nghẹt mũi, tưởng đã trị đúng bệnh, nhưng sau đó bệnh nặng hơn, vì thuốc này đã làm bít tắc các đường thông.

IX. Phòng ngừa viêm xoang như thế nào?

Việc quan trọng vẫn là tránh viêm mũi. Chúng ta không nên ở những nơi không khí bị ô nhiễm (bụi, khói, thuốc lá...). Nếu cơ thể bị dị ứng với một chất hay thức ăn nào đó, chúng ta hãy tránh xa. Ăn uống đầy đủ để cósức đề kháng. Vệ sinh thân thể, năng rửa tay, rửa mặt, không tắm ở nơi nước bẩn là những biện pháp phòng ngừa có hiệu quả.


BS.TS. Nhan Trừng Sơn
04-13-2013 11:36 AM
Find all posts by this user Quote this message in a reply
Post Reply 


Forum Jump:


User(s) browsing this thread: 1 Guest(s)