Queenstown là 1 thành phố nhỏ với dân số chỉ vào khoảng trên 28 ngàn người (theo wiki, cập nhật tháng 6 năm 2011), nằm cạnh 1 góc của hồ Wakatipu. Hồ Wakatipu là hồ lớn thứ 3 của quốc gia Tân Tây Lan - New Zealand (hay Niu Dí Lần theo giọng nhà quê nhà mùa của Bọ
). Queenstown được coi như một resort trượt tuyết lớn của Niu Dí Lần vì được bao bọc bởi các ngọn núi lớn như rặng Remarkable và các ngọn thấp hơn như Cadrona, Coronet, Cecil Peak, Walter Peak... Do đó Queenstown là điểm thu hút các tay mê trượt tuyết từ Bắc bán cầu vì họ có thể đến đây và trượt tuyết vào mùa hè của xứ họ, khi mà cái nóng chói chan của mặt trời thiêu đốt cực bắc của trái đất thì vùng đất được mệnh danh là "Southern Alp" của cực nam nầy phủ 1 tấm chăn trắng xoá của đất trời!
Queenstown cũng còn biết đến qua các vùng trồng nho làm rượu (phần lớn là vang trắng, Pinot Noir) của vùng Otago - Nhưng chính ra, Queenstown được biết đến nhiều nhất qua danh xưng thủ phủ của các trò chơi mạo hiểm vì tại đây, AJ Hackett là người đầu tiên nghĩ ra trò cột dây vào chân và nhảy xuống vực bungee jumping!
"Tôi đã nhìn thấy một xứ sở mênh mông, không bằng phẳng mà nhấp nhô bởi những ngọn đồi nhỏ cùng một hồ rộng trải dài tới tận cuối tầm nhìn"
Ngày nay, trung tâm Queenstown ngay gần bờ hồ Wakatipu có đặt tượng ông và lấy tên ông đặt cho 1 con đường.
Từ Sydney đến Queenstown chỉ cách 2 giờ 50 phút bay thẳng và cách nhau 2 múi giờ (New Zealand đi trước Sydney 2 tiếng - 12 giờ trưa ở Queenstown là 10 giờ sáng ở Sydney). Gần đáp, máy bay nghiêng cánh và khách nghiêng người: Núi và tuyết được mặt trời chiếu dọi phản chiếu áng nắng tán sắc thành cầu vồng 7 màu hắt vào mắt khách
Phi trường Queenstown nhỏ, nhưng tại khách sảnh là khung cửa kính rộng nhìn ra khung cảnh tuyệt đẹp:
Như bạn biết Bọ là khách hàng gần như trung thành với hệ thống khách sạn Accor. Khi du lịch, nếu có thể thì Bọ thường chọn khách sạn của hệ thống Accor: có thể là Sofitel (thỉnh thoảng), Novotel (thường
khi...) hoặc thường nhất là Ibis (vừa túi tiền). Chọn Accor, vì giá cả khá hợp lý và đủ hạng mục giá cao thấp, phòng ốc cho dù thuộc loại giá thấp nhất của Ibis cũng rất sạch sẽ và không gây bất ngờ khó chịu...
Lần này cũng thế, Bọ chọn khách sạn Novotel Lakeside vì vị trí: nằm ngay bờ hồ, cạnh vườn hoa Queenstown và có thể đi bộ quanh thị trấn Queenstown mà không cần đến xe. Queenstown là thị trấn nằm dựa lưng vào núi (Bob's Peak) và nhìn ra núi nên trừ khu trung tâm nằm quanh 1 thẻo đất nhỏ tương đối bằng phẳng dọc bờ hồ Wakatipu (bạn nhớ lời William Gilbert Rees?) còn thì phần lớn các con đường trong thị trấn nằm trên những con dốc. Trước khi rời Úc Bọ bị các con tịch thu bằng lái vì sợ qua Queenstown sẽ mướn xe đi thăm thú, mà tuổi già phản ứng chậm và lạ nơi lạ chốn có thể gây nguy hiểm cho mình và cho người.
Vậy nên Novotel Lakeside hotel nằm ở vị trí tuyệt tốt để thăm thú Queenstown bằng chính đôi chân của Bọ.
Phòng của Bọ nhìn như thế này, giản dị nhưng Bọ thích tông màu nâu và beige; cho Bọ cảm giác ấm cúng và thân thuộc nhờ những bức hình chụp Queenstown xưa treo trên tường.
Image has been scaled down 9% (640x480). Click this bar to view original image (703x527). Click image to open in new window.
Mở ban công nhìn ra, phòng giá hạng bét (A$100/đêm cả ăn sáng) mà có tầm nhìn như thế này thì thật khó có thể đòi hỏi gì hơn:
Image has been scaled down 9% (640x480). Click this bar to view original image (703x527). Click image to open in new window.
![[Image: P3250764.jpg]](http://i992.photobucket.com/albums/af44/HoneyLamb_bucket/Queenstown%202012/P3250764.jpg)
[/align
Và trong phòng tắm, 1 bức hí họa cảnh báo làm Bọ cứ tức cười:
Image has been scaled down 9% (640x480). Click this bar to view original image (703x527). Click image to open in new window.
Nhận phòng tại khách sạn Novotel, khách thả bước dạo quanh bờ hồ, khung cảnh bàng bạc còn chút sắc màu cuối thu làm khách lâng lâng dễ chịu trong khí lạnh se dòn.....
Trung tâm thị trấn rất nhỏ gọn, gồm một vài con đường chính bao quanh khu hồ:
Mà những con đường ấy cũng chỉ là những con đường ngắn và hẹp, các căn tiệm thì đúng như 1 thị trấn đón tiếp nhiều khách du lịch; gồm nhiều tiệm ăn đủ các sắc tộc và nhiều tiệm bán đồ lưu niệm cho khách hàng! Nhưng các căn tiệm này, kiến trúc thì xử dụng đá tảng dát mỏng làm tường, và thường chỉ thấp nên không làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên mà thiên nhiên đã ưu đãi dành cho nó:
Hotel Eichardt là hotel có giá đắt nhất tại Queenstown, Bọ dĩ nhiên không đủ tiền để mướn phòng tại đây, nhưng phong cảnh nhìn từ hotel xuống bờ hồ, có rặng Remarkable nẳm sau lưng như 1 tấm bình phong tuyệt đẹp vẽ bởi thợ Trời thì free, may cho những du khách bình thường như Bọ!
Còn sớm, nên nhà hàng tiệm ăn vẫn chưa có khách, Bọ thì thích cái vắng người như thế này. Du lịch một mình lần đầu, Bọ nhẩn nha hưởng thụ tự do của mình, thong thả nhìn ngắm và chụp hình,; đồng thời cũng nhận ra cái cô đơn của mình khi không có người đồng hành để cùng chia sẻ về 1 điều thích thú trên đường
Trung tâm điểm của Queenstown là hồ Wakatipu, nên những con đường chính, những ngõ thông trong các thương xá thường dẫn tầm mắt của du khách cuốn hút tới bờ hồ:
Queenstown có thể đáp ứng nhu cầu của mọi lứa tuổi! Nếu bạn là người trẻ, còn lấy nếp sống sôi động về đêm làm vui thì đây là nơi có thể làm bạn thích: Bar Bardeaux là nơi lui tới nổi tiếng của các thanh niên sau 1 ngày chơi những trò chơi đầy mạo hiểm
Nhưng với người lớn tuổi và thích chút trầm tịnh, thì dạo quanh bờ hồ, nhìn người nhạc sỹ trình diễn nhạc đồng quê và vào quán Patagonia nhâm nhi tách chocolate nóng kèm thêm chiếc bánh biscuit thơm phức mùi bơ lại là một cái thú khác hẳn
Cầu tàu này là nơi có thể xem các thủy vật sống dưới hồ Wakatipu, và theo Lonely Planet thì vào cửa tự do. Nhưng thật ra, khách nhìn thấy trên bàn đã có tấm bảng đề giá...Thời buổi khủng hoảng kinh tế có khác!
Đi Queenstown, Bọ chọn sai thời điểm vì trể quá so với lá thu, và hụt được du ngoạn trên chiếc tàu hơi nước TSS Earnslaw là 1 biểu tượng của Queenstown. TSS Earnslaw là chiếc tàu thủy chạy bằng hơi nước từ năng lượng than. Chiếc tàu này cho đến nay đã hoạt động liên tục để chuyên chở người và hàng hóa, chủ yếu là súc sản và các phó sản như thịt, sữa. bơ, pho mát, lông cừu v...v... qua lại từ Walter Peak và thị trấn Queenstown. Cừu được nuôi từ các nông trại trên núi cao và nếu bạn thích, có thể mua tour đi tàu TSS Earnslaw sang Walter Peak, dạo quanh trang trại và có thể xem họ biểu diễn cách cắt lông cừu như hình ví dụ sau đây:
Tour Walter Peak này được tổ chức và điều hành bởi Real Journeys là tổ chức rất có uy tín, cơ sở nằm ngay bờ hồ:
www.realjourneys.co.nz
Tiếc thay, tàu này hiện được bảo trì từ ngày 20 tháng 5, tức chỉ 1 tuần trước khi Bọ đến QT! Thay thế TSS Earnslaw là chiếc tàu động cơ
nhỏ gọi là "launch":
Mất hết 50% hứng thú, Bọ bèn thay chiến thuật không thăm Walter Peak mà mua vé để sáng sớm hôm sau đi day tour thăm Milford Sound cũng do Realjourneys tổ chức. Giá vé mùa này giảm, từ 198$NZ/ người còn 178$NZ/ người thêm phần ăn picnic và súp nóng! Đắt phải không bạn? Nhưng nếu bạn biết day tour thăm quanh Glenorchy cách QT khoảng gần 30km để xem các điểm quay phim Lord of the Ring, giá gần 200$NZ; trong khi đoạn đường QT-Milford Sound-QT dài hơn 600 kms! Không cần phải book trước online, mà book tại chỗ (do tình hình thời tiết) vẫn được báo ngay giá promotion mà không cần phải hỏi! Một điểm lương thiện của nhà làm tour!Xong, thong thả quanh bờ hồ tìm chụp chút sắc màu mùa thu còn sót lại:
Và chút phố xá của Queenstown:
Trên đường trở lại hotel, ghé Aggy's sack:
Cái Aggy's sack này cũng hay, nó chỉ là 1 quán bán fish and chip đặc thù kiểu mẫu quốc Anh, nhưng nó nổi tiếng vì món chiên mà không thấm đẫm dầu. Người chủ bán, đứng chiên cá và khoai tây cũng đặc biệt: gương mặt phong sương, phong cách, lời nói với khách hàng có phần thô lỗ, rất là "Ngư ông và biển cả". Nhưng chính nét thô lỗ ấy lại tạo thành cách rất riêng...thích hợp cho 1 quán bán fish and chip lạ kỳ.... Mua 1 phần tôm chiên và khoai tây 12 $NZ
Vật thêm 1 chai bia Speight đặc sản đảo Nam, sản xuất tại Dunedin
Thế là xong 1 ngày tự do tạm của Bọ!
Hồ Wakatipu và hố rỗng của con quỷ khổng lồ
Trung tâm của Queenstown là hồ Wakatipu (chính ra nhiều thị trấn của New Zealand, đúng là là đảo Nam - South Island- dính liền với hồ nước và núi non. Giống như Thuỵ Sỹ, nhưng nếu Thuỵ Sỹ như một cô gái nhà giàu mà nhan sắc được tô điểm tỉ mỉ bằng những mỹ phẩm danh tiếng nhất, trang sức bằng những món nữ trang đắc tiền nhất và với gia tài sẵn có, mọi chi tiết đều được chú ý một cách hoàn mỹ nhất. Thì New Zealand là 1 cô gái đẹp chốn dân dã, nhờ thợ Trời mà trắng da dài tóc phô ra cùng thiên hạ nét mộc mạc tự Đất Trời!
Riêng về hồ Wakatipu, huyền thoại người Maori kể rằng:
Ngày xưa trong vùng có con quỷ khổng lồ, một hôm con quỷ khổng lồ nhìn thấy một cô gái xinh đẹp và nó bắt nàng. Dân trong vùng tìm cách trừ khử nó để cứu cô gái. Họ lập kế bắt được nó và châm lửa đốt nó. Hơi nóng từ đám lửa làm tan chảy băng giá và sụp xuống thành một hố sâu - Là hồ Wakatipu bây giờ. Huyền thoại Maori cũng cho rằng con quỷ vẫn còn sống và dưới mặt nước của hồ Wakatipu kia nó vẫn còn thở, và chính nhịp tim đập của nó là nguyên nhân của mực nước hồ lên xuống nhiều lần trong ngày.
Huyền thoại thì bao giờ cũng mang màu sắc huyền bí, nhưng theo khách, hồ Wakatipu đúng là con tim của thị trấn Queenstown! Khung cảnh tuyệt đẹp, vừa mang dáng hùng vĩ của núi cao, vừa mơ màng dịu dàng của nước biếc chính là nét thu hút lạ kỳ của thị trấn này. Tình nhân đôi từng đôi tâm tình bên bờ hồ dưới bóng liễu:
Và liễu phất phơ cạnh núi biếc nước xanh làm tăng thêm vẻ đẹp cho Queenstown
Thăm Milford Sound
(Nguồn: hình này từ internet)
Milford Sound và Doubtful Sound là 2 thắng cảnh hùng vĩ trên đảo Nam (South Island) được nhiều khách du lịch thăm nhất, kể cả du khách nội địa. Bọ không thăm (không đủ thời giờ thăm) Doubtful Sound nên không thể nói về thắng cảnh này; nhưng Milford Sound xứng đáng cho bạn dành trọn ngày dài đến xem tận mắt!
Milford Sound và Doubtful Sound nằm trong phần đất được người bản địa gọi chung là Fjord Land. Trước giờ Bọ đọc sách chỉ tưởng rằng
Fjord chỉ dùng riêng cho vùng biển của các xứ Scandinavian, nhất là riêng cho Norway (Na Uy). Nhân chuyến đi này mới ngộ ra rằng sự hiểu biết của mình còn thiển cận biết bao!!!
Theo wiki, Fjord dùng để chỉ phần biển ăn sâu vào đất liền do sự chuyển động và soi mòn của băng đá. Nhiều Fjord, nước bên trong vịnh sâu hơn cả mực nước đại dương tiếp giáp với nó, điều này Bọ đã được nhìn thấy chính mắt trong chuyến thăm Milford Sound.
Từ Queenstown, nếu các bạn muốn tự lái xe đi Milford Sound cũng là điều khả dĩ có thể được, nếu các bạn tránh đi trong mùa đông vì có thể bị tuyết lở (avalanche) và đường đóng băng rất nguy hiểm, các bạn sẽ bị buộc phải tra xích vào bánh xe để chống trượt (tuy nhiên theo Bọ cũng vẫn rất là nguy hiểm). Các mùa khác thì không sao! Tuy nhiên các bạn nên mua tour và giao việc lái xe cho tài xế để bạn có thể thành thơi ngắm cảnh dọc đường, nhất là đoạn đường từ Te Anau đến Milford Sound. Phải qua tour này, Bọ mới phục tài lái và kinh nghiệm của bác tài: đường đèo uốn khúc chữ chi và những khúc cua quanh cùi chỏ, đường thì hẹp mà xe buýt thì cồng kềnh mà bác vẫn chạy phom phom, miệng luôn dẫn giải rất thú vị cho khách biết thêm về khu vực mình ngang qua; thế mà Bọ chỉ có cảm thấy thích thú và an tâm chứ không hề phập phồng lo sợ. Phục!!!
Te Anau, là 1 thị trấn nhỏ, rất nhỏ với dân cư vỏn vẹn có 3000 người. Tuy nhiên Te Anau lại nằm ngay trên tuyến đường đi Milford Sound và là nơi trung chuyển giữa Queenstown và Doubtful Sound. Te Anau còn là thị trấn có người ở, có tiện nghi cho khách du lịch trước khi vào vùng Fiord Land là vùng hầu như hẻo lánh - hẻo lánh vì không có internet, không có cây xăng, không có khu dân cư chứ không phải hẻo lánh là khu hoang phế!
Khách được ghé nghỉ chân, có thể vào Pop Inn uống ly cà phê hoặc xử dụng phòng vệ sinh miễn phí. Nơi đây Bọ nhận thấy cái hóm hỉnh của người chủ quán (thấy hầu như toàn người Nhật làm phục vụ nơi đây, không biết có phải họ là chủ không) : Pop Inn chứ không phải Pop In! Mà khách vẫn phải Pop In! Một cách chơi chữ rất hay...
Thị trấn nhỏ, nhưng nhìn thì thấy có trạm xăng (nếu tự lái xe đi Milford Sound, bạn nhớ thêm xăng nơi đây vì đây là trạm xăng cuối), có nhà thờ và dĩ nhiên, có cả nhà hàng Tàu.
Khách sạn thì nhiều, phần nhiều là lake view vì Te Anau nằm ngay bên bờ hồ Te Anau, tĩnh lặng nhưng cũng có nét duyên của nó. Hình như đặc điểm của các vùng thuộc rặng Alpes (Northern Alpes như Thụy Sỹ, Southern Alpes như New Zealand) là hồ, núi và đời sống con người kết nối chặc chẽ: Người vì nét duyên của hồ và núi mà tìm đến. Hồ và núi thêm duyên nhờ người điểm tô thêm, vun quén bồi đắp thêm!
Từ Te Anau trở đi, mới chính là cung đường đầy thích thú: Bọ may mắn có người tài xế kiêm hướng dẫn viên gốc người Maori. Ông dẫn giải và thêm vào những huyền thoại Maori rất lý thú! Có thể tất cả tài xế lái buýt cung đường này đều được huấn luyện thuộc lòng những bài dẫn giải này. Nhưng nét riêng của Brownie (Tên ông là Paul Brown, ông hóm hỉnh bảo gọi ông là Brownie cho dễ nhớ...vì Brownie là tên gọi thân mật của Brown, brownie cũng là tên 1 món bánh ngọt chocolate màu nâu...nâu như màu da ông!!!! Cái hóm là ở chỗ đó!!!) là kể chuyện huyền thoại Maori, ông chêm vào những tràng đối thoại bằng tiếng Maori....nghe rất thích và rất...Maori!!
Từ TeAnau đến Milford Sound, Brownie ghé nhiều chỗ cho khách nghỉ chân và chụp ảnh. Khách có thể dạo quanh 1 khu rừng, cây lớn và rêu xanh như những hình ảnh đã từng được ghi trong series phim Lord of The Ring
Nhưng kỳ thú, như lời Brownie đã nói : - Các bạn sẽ ngạc nhiên và thích thú với những gì các bạn nhìn thấy bên dưới kia"
Cái gì Bọ nghe, là tiếng ầm ầm như sấm động.
Cái gì Bọ thấy, là hình ảnh khá lạ kỳ:
Nhìn gần hơn cái hình ảnh kỳ lạ kia: Nó làm Bọ nhớ lại bức tranh The Scream của họa sỹ người Na Uy Edvard Munch:
Ra, tên của khu này được đặt do nơi tiếng ầm ầm của nước, chỉ là 1 dòng nước nhỏ nhưng xoáy vào đá, lâu dần tạo thành những lỗ hổng kia, và chính lỗ hổng hình sọ người đó đã khuyếch âm tiếng nước... thành tên The Chasm!
Qua khỏi đường hầm Homer, phong cảnh bắt đầu đổi khác: đèo nối tiếp đèo, trời cúi xuống bắt tay cùng núi. Đất và trời như giao thoa với nhau:
Là khi đã đặt chân đến Milford Sound, Piopiotahi như người Maori vẫn gọi
Chiếc tàu to lớn này sẽ là phương tiện đưa khách du lịch ngắm cảnh Milford Sound, từ lòng vịnh tiến thẳng ra cửa biển nơi tiếp giáp với biển Tasman; phía Bắc biển Tasman, thẳng tuốt bên trên là đảo Tasmania, hòn đảo hình trái táo của quê hương thứ hai của Bọ: nước Úc yêu dấu.
Vịnh Hạ Long thường làm Bọ nhớ hồi nhỏ đi học, giờ thí nghiệm Hoá học thường lén sớt trộm chút thủy ngân (còn dại nào biết thủy ngân là chất rất độc!) rồi đặt vào chiếc dĩa, dí ngón tay cho thủy ngân vụn tung tóe ra hàng chục hạt lớn nhỏ.... Còn Milford Sound lại làm liên tưởng đến chuyện cổ tích thời bé thơ, có anh chàng khổng lồ bước xoải những bước bàn chân to lớn của mình cố gắng chận đà xâm thực của biển cả vào đất liền. Như 1 chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh chiều thẳng đứng vậy!!! (thay vì dâng núi lên cao, thì chấn chân ngang ra ngăn nước)
Nước trong vịnh màu xanh lục thạch, nhưng nước ngoài khơi thì lại xanh đen, và người hướng dẫn chuyên về ngành tự nhiên học trên tàu cho biết là nước rất sâu! Chứng minh: tàu tiến vào rất gần mỏm đá có thác Lady Bowen để khách xem, tàu lớn, nhưng chỉ cách mỏm đá độ vài chục mét! Thác đổ mạnh và mưa to nên phần lớn khách chỉ dám chụp hình qua khung kính cửa sổ tàu.
Khi tàu chạm vào đợt sóng đầu tiên của đại dương khi vừa ra đến cửa biển, tàu chồm mạnh lên và gây ra tiếng động lớn làm nhiều du khách giật mình la hoảng! Riêng Bọ lại nhớ về cảm giác mấy chục năm trước lúc vượt biên, cảm giác phần nào nhẹ nhõm khi chiếc tàu gỗ nhỏ mỏng manh cưỡi lên sóng tiến thẳng ra khơi!
Mưa, thêm gió nên lạnh buốt. Nhà tàu mời mọi người vào trong khoang tàu, dùng phần trưa gồm sandwich, trái cây và bánh ngọt:
Thêm vào ly súp nóng nấu mới xong thơm ngào ngạt, tất cả đều miễn phí trong mùa này:
Nói theo nhà văn Lâm Ngữ Đường trong quyển Sống vui và đẹp thì:
"Trời gió lạnh đi du ngoạn tàu mà được ly súp nóng không phải trả thêm tiền, há chẳng thích lắm ru??"